top of page
  • Writer's pictureTin Do

"Bê tông chống thấm" bị THẤM ?!

"Bê tông chống thấm" bị THẤM !

-- Điều kiện CẦN và ĐỦ --


Sẵn dịp hôm qua có cuộc tranh luận nho nhỏ giữa anh bạn và tôi nội dung liên quan đến bê-tông chống thấm, gợi tôi nhớ lại khi đi khảo sát các công trình bị thấm không biết bao nhiêu lần tôi gặp câu hỏi:

"Chúng tôi đã sử dụng bê tông chống thấm B10, B12... mà tại sao vẫn bị thấm?"


Xin chia sẻ một số ý tham khảo như sau:

*Trộn một loại chống thấm X. nào đó vào betong với mac thích hợp + test mẫu đạt yêu cầu, rồi gọi là "betong chống thấm" B10, B12... và cho rằng đương nhiên hiệu quả trong thực tế - Việc làm này chứa nhiều bất ổn:


1. Chúng ta cần phân biệt giữa điều kiện "cần" và "đủ":

Kết quả test chống thấm đạt yêu cầu chỉ là điều kiện CẦN chứ chưa phải là điều kiện ĐỦ, nghĩa là test "cần" phải đạt yêu cầu, nếu không thì có thể kết luận sản phẩm không bảo đảm theo chất lượng đã đăng ký; nhưng test đạt yêu cầu tại phòng thí nghiệm thì chưa "đủ" cơ sở khoa học để kết luận là hiệu quả lâu dài trong thực tế (chỉ kết luận được đối với những sản phẩm có Tiêu chuẩn chất lương chung, còn gọi là Quy chuẩn - Chống thấm thì không!). Sản phẩm chống thấm nào cũng có kết quả test tuyệt vời nhưng tỷ lệ thất bại trong thực tế trên 80% đã minh chứng cho điều đó.


2. Chưa thể xây dựng được cho chống thấm bộ Tiêu chuẩn chất lượng chung (Quy chuẩn bắt buộc) nên về mặt lý thuyết chưa có cách nào để khẳng định loại chống thấm tốt hay không thì liệu sản phẩm X. đã được trộn vào bêtong có hiệu quả lâu dài trong thực tế ?


3. Đó là chưa nói đến những tác động khác khiến cho bêtong chống thấm bị thấm như: lỗi do thi công, răn nứt do chuyển dịch, co ngót ... và rủi ro lớn nhất là đá dày đặt trong betong lại là vật liệu dẫn nước.


Đó là lý do chúng tôi luôn tư vấn cho Khách hàng sử dụng Intoc là không nên tốn thêm tiền cho phụ gia chống thấm trong bê-tông.


*******

Đỗ Thành Tích

CT-TGĐ Chống thấm INTOC



Recent Posts

See All
bottom of page